➢ Cách phát âm tiếng Anh theo IPA


Bảng IPA gồm 44 âm (sounds), trong đó:

  • 20 nguyên âm (vowel sounds): 12 nguyên âm đơn (monophthongs) và 8 nguyên âm đôi (diphthongs)
  • 24 phụ âm (consonant sounds)

1. NGUYÊN ÂM

  • /i/: Phát âm giống chữ i trong tiếng Việt, răng trên và răng dưới không chạm nhau.
    Ví dụ: Ship, chip, fit, grin,…
  • /i:/: Phát âm tương tự như /i/, nhưng kéo dài hơi hơn, răng trên chạm răng dưới.
    Ví dụ: Seat, cheap, feet, green
  • /ʊ/: Đây là âm “u” ngắn, vì thế phát âm nhanh, dứt khoát, răng trên và răng dưới không chạm nhau.
    Ví dụ: Put, cook, look, should,…
  • /u:/: Âm “u” dài, cần kéo dài hơn, khẩu hình môi tròn.
    Ví dụ: Boot, lose, fruit, good,…
  • /e/: Phát âm tương tự âm “e” trong tiết Việt, nhưng phát âm dứt khoát, miệng mở rộng hơn.
    Ví dụ: Intent, send, letter, pen,…
  • /ə/: Phát âm tương tự âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm ngắn và nhẹ hơn, môi hơi mở rộng.
    Ví dụ: Alive, again, mother, agree,…
  • /ɜ:/: Vẫn phát âm là “ơ” nhưng cong lưỡi và kéo dài hơi, lưỡi cong lên hướng chạm vào vòm miệng trên.
    Ví dụ: Third, turn, nurse, heard,…
  • /ɔ:/: Phát âm như âm “o” trong tiếng Việt nhưng cong lưỡi, khuôn miệng tròn.
    Ví dụ: Law, door, yawn, jaw,…
  • /æ/: Phát âm hơi nghiêm về âm “a” một chút, vẫn có âm “e” nhưng âm a “chiếm 80%, miệng mở rộng, lưỡi hạ xuống thấp.
    Ví dụ: Map, bad, nap, hand,…
  • /ʌ/: Có phần giống với âm “ă” trong tiếng Việt, miệng thu hẹp, lưỡi hơi nâng lên, bật hơi ra.
    Ví dụ: Love, money, one, fun
  • /ɑ:/: Phát âm như “a” trong tiếng Việt nhưng kéo dài hơi hơn một chút, lưỡi hạ thấp, miệng mở rộng.
    Ví dụ: Car, hard, bath, fast,…
  • /ɒ/: Âm “o” ngắn, tròn môi, lưỡi hạ xuống, có một chút xíu âm “a” trong đó.
    Ví dụ: Top, watch, sausage, ball,…
  • /ɪə/: Phát âm /ɪ/ trước rồi chuyển dần sang âm /ə/ sau, đẩy lưỡi về phía trước, phát âm có phần nghe giống âm “ia” trong tiếng Việt.
    Ví dụ: Ear, tear, beer, fear,..
  • /eɪ/: Phát âm bằng cách đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, lưỡi hướng dần lên trên, môi dẹt dần sang hai bên.
    Ví dụ: Face, space , case, eight,…
  • /eə/: Phát âm bằng cách đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/, lưỡi thụt dần về phía sau, môi hơi thu hẹp.
    Ví dụ: There, care, stairs, hair,…
  • /ɔɪ/: Phát âm bằng cách đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, lưỡi nâng lên và đẩy dần về phía trước, môi dẹt dần sang hai bên.
    Ví dụ: Employ, toy, joy, oyster,…
  • /aɪ/: Phát âm bằng cách đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, lưỡi nâng lên và hơi đẩy dần về trước, môi dẹt dần sang hai bên.
    Ví dụ: My, kind, sight, flight,…
  • /əʊ/: Phát âm bằng cách đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /, lưỡi lùi dần về phía sau, môi từ hơi mở đến hơi tròn.
    Ví dụ: No, alone, hole, stones,…
  • /aʊ/: Phát âm bằng cách đọc âm /ɑ:/ trước rồi sau đó chuyển dần sang âm /ʊ/, lưỡi hơi thụt về phía sau, môi tròn dần.
    Ví dụ: House, cow, brown, mouth,…
  • /ʊə/: Đọc như uo, bắt đầu từ từ âm /ʊ/ rồi chuyển sang sang âm /ə/. Khi bắt đầu, môi mở rộng dần, hơi tròn, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.
    Ví dụ: Sure, tour, poor, cure,…

2. PHỤ ÂM

  • /p/: Cách phát âm gần giống âm “p” của tiếng Việt, hai môi khép lại, sau đó bật ra. Lấy hơi từ trong cổ họng nên cảm giác dây thanh quản rung nhẹ.
    Ví dụ: Pen, poor, purpose, popular,…
  • /b/: Cách phát âm gần giống âm “b” của tiếng Việt, hai môi khép lại, sau đó bật ra (hơi nhẹ hơn âm “p”).
    Ví dụ: Baby, book, back, bag,…
  • /t/: Phát âm giống âm “t” trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn. Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi bật luồng hơi ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa, lưu ý là dây thanh quản không run.
    Ví dụ: Time, teacher, tiny, tie,…
  • /d/: Phát âm giống âm “d” trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn. Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi bật luồng khí ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới, lưu ý là tạo độ rung cho dây thanh quản.
    Ví dụ: Day, diary, dad, dear,…
  • /t∫/: Phát âm giống âm “ch” tiếng Việt nhưng khi nói môi phải chu ra. Khi phát âm, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, môi tròn nửa.
    Ví dụ: Church, watch, choose, cheese,…
  • /dʒ/: Phát âm tương tự /t∫/ nhưng lấy hơi từ dây thanh quản.
    Ví dụ: Stage, joy, jungle, juice,…
  • /k/: Phát âm tương tự âm “k” của tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh, nâng phần sau của lưỡi lên, chạm đến ngạc mềm, hạ xuống khi luồng khí mạnh bật ra và không tác động đến dây thanh quản.
    Ví dụ: Cricket, sock, quick, cash,…
  • /g/: Phát âm tương tự như âm “g” của tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, khi bật hơi ra dây thanh quản run nhẹ.
    Ví dụ: Get, girl, grass, flag,…
  • /f/: Phát âm tương tự âm “ph” trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới khi phát âm.
    Ví dụ: Fat, full, fish, friday,…
  • /v/: Phát âm tương tự âm “v” trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới khi phát âm.
    Ví dụ: View, vest, village, cave,…
  • /ð/: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, đẩy hơi từ thanh quản thoát ra giữa lưỡi và hai hàm.
    Ví dụ: Those, there, others, brother,…
  • /θ/: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, hơi thoát ra giữa lưỡi và hai hàm, dây thanh quản không run.
    Ví dụ: Bath, think, thought,…
  • /s/: Mặt lưỡi chạm nhẹ vào hàm trên, nâng ngạc mềm để làn hơi thoát ra từ giữa mặt lưỡi và lợi.
    Ví dụ: Size, soup, say, scary,…
  • /z/: Mặt lưỡi chạm nhẹ vào hàm trên, nâng ngạc mềm để làn hơi thoát ra từ giữa mặt lưỡi và lợi, dây thanh quản run nhẹ.
    Ví dụ: Zoo, lazy, nose, crazy,…
  • /∫/: Khi phát âm, mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên, môi chu ra, hướng về phía trước, môi tròn.
    Ví dụ: Ship, shop, cash, sure,…
  • /ʒ/: Khi phát âm, mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên, môi chu ra, hướng về phía trước, môi tròn, lấy hơi từ dây thanh quản.
    Ví dụ: Vision, casual, television, pleasure,…
  • /m/: Phát âm tương tự âm “m” trong tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để khí thoát ra bằng mũi.
    Ví dụ: Money, mother, more, month,…
  • /n/: Phát âm như âm “n”, nhưng khi đọc thì môi hơi mở, đầu lưỡi chạm lợi hàm trên, tránh cho khí thoát ra từ mũi.
    Ví dụ: Turn, nobody, nice, nurse,…
  • /ŋ/: Phần sau của lưỡi nâng lên, chạm vào ngạc mềm, thanh quản run, môi hé.
    Ví dụ: Ring, singer, song, king,…
  • /h/: Phát âm tương tự âm “h” trong tiếng Việt, lưỡi hạ thấp để khí thoát ra, thanh quản không rung, môi hé nửa.
    Ví dụ: Home, high, hero, help
  • /l/: Cong lưỡi từ từ cho đến khi chạm răng hàm trên, môi mở rộng hoàn toàn, thanh quản rung.
    Ví dụ: Love, tall, feel, like,…
  • /r/: Khi phát âm, lưỡi cong hướng vào trong, môi tròn, hơi chu ra, khi luồng khí thoát ra thì thả lỏng lưỡi, môi tròn.
    Ví dụ: Really, right, red, learn,…
  • /w/: Chu môi về phía trước, lưỡi thả lỏng.
    Ví dụ: Win, world, wine, walk,…
  • /j/: đầu tiên, nâng phần trước lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng làm rung dây thanh quản ở cổ họng, nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí, môi hơi mở. Khi luồng khí phát ra thì phần giữa lưỡi hơi nâng lên, thả lỏng, môi mở rộng.
    Ví dụ: Yes, yellow, yesterday, yard…